Tất tần tận về quy trình thanh tra thuế từ A đến Z

Tất tần tận về quy trình thanh tra thuế từ A đến Z

Quy trình thanh tra thuế là biện pháp để cơ quan thuế ngăn chặn, phòng ngừa các sai phạm và gian lận của các đối tượng nộp thuế. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp các thông tin liên quan đến thanh tra thuế chi tiết, cụ thể bạn hiểu rõ hơn quy trình này.

Tìm hiểu chung về thanh tra thuế

Thế nào là thanh tra thuế?

Thanh tra thuế là hoạt động được thực hiện bởi cơ quan thuế (CQT) nhằm giám sát thủ tục, nghĩa vụ, giao dịch có liên quan đến thuế. Mục đích của hoạt động này để đảm bảo tính minh bạch, nghiêm chỉnh trong pháp luật thuế ở lĩnh vực kinh tế xã hội.

Chủ thể thanh tra: Là các CQT bao gồm Cơ quan quản lý thuế: chi cục thuế, cục thuế, tổng cục thuế và Cơ quan hải quan: chi cục hải quan, cục hải quan, tổng cục hải quan. Tất cả CQT đều được quy định cụ thể tại Khoản 2, Điều 2, Luật quản lý thuế năm 2006.

Thanh tra thuế là hoạt động được thực hiện bởi cơ quan thuế

Thanh-tra-thue-la-hoat-dong-duoc-thuc-hien-boi-co-quan-thue

Đối tượng bị thanh tra: Là bất kỳ một tổ chức, cá nhân nào có nghĩa vụ nộp thuế được CQT yêu cầu.

Nội dung thanh tra: Thanh tra việc chấp nghĩa vụ, chấp hành luật, các nghiệp vụ có liên quan đến thuế. Hoạt động này nhằm kiểm tra, phát hiện và xử lý các sai phạm của đối tượng bị thanh tra thuế.

Phương thức thanh tra: Kiểm tra, phân tích, xác minh các thông tin, các khoản, các mục mà các đối tượng nộp thuế đã kê khai.

Khi nào thực hiện thanh tra thuế?

Thanh tra theo kế hoạch

Hoạt động thanh tra thuế theo kế hoạch được thực hiện áp dụng với cá nhân, tổ chức doanh nghiệp ở ngành nghề kinh doanh đa dạng. Hình thức này được thực hiện định kỳ theo kế hoạch năm đã được CQT phê duyệt. Kế hoạch này sẽ được xây dựng dựa trên việc phân tích thông tin dữ liệu của đối tượng nộp thuế để thiết lập danh sách đối tượng có dấu hiệu nghi ngờ, cần được thanh tra. Bên cạnh, kế hoạch này cũng cần đảm bảo mỗi cá nhân, doanh nghiệp chỉ được thực hiện thanh tra duy nhất 1 lần/năm.

Thanh tra không theo kế hoạch

Hình thức thanh tra thuế không có kế hoạch sẽ không có thời gian cụ thể. Hình thức này được áp dụng tại bất kỳ thời điểm nào với các đối tượng bao gồm:

  • Cá nhân, tổ chức có dấu hiện sai phạm pháp luật về thuế.
  • Cá nhân, tổ chức bị tố cáo, khiếu nại có vi phạm về thuế.
  • Doanh nghiệp, tổ chức tiến hành sáp nhập hợp nhất, chia tách, cổ phần hóa, phá sản giải thể theo quy định của pháp luật.
  • Thủ trưởng CQT hoặc Bộ trưởng Tài chính có yêu cầu thanh tra thuế đối với đối tượng cụ thể.
  • Đối tượng bị thanh tra đột xuất theo phân công của lãnh đạo CQT.

Đối với các đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật thuế, hoạt động thanh tra thuế không theo kế hoạch sẽ tố cáo kịp thời và xử lý các sai phạm nhanh chóng. Việc này sẽ hỗ trợ giảm tải khối lượng công việc cho các cơ quan quản lý thuế.

Thời hạn quy trình thanh tra thuế

Mỗi doanh nghiệp, tổ chức được quản lý thuế bởi một Chi cục thuế. Quy trình thanh tra thuế của doanh nghiệp được thực hiện bởi chính Chi cục thuế quản lý. Tuy nhiên tùy theo mức độ sai phạm, quá trình thanh tra sẽ có sự tham gia của Cục thuế, Tổng cục thuế để thanh tra lại kết quả của đơn vị cấp dưới.

Quy trình thanh tra thuế được thực hiện trong vòng 30 ngày

Quy-trinh-thanh-tra-thue-duoc-thuc-hien-trong-vong-30-ngay

Mỗi cấp có quy định thời gian thanh tra thuế khác nhau. Trong đó với quy trình  thanh tra thuế của Chi cục thuế là không quá 30 ngày làm việc và không quá 45 ngày với tổ chức, cá nhân ở vùng núi, biên giới, hải đảo,…

Bên cạnh đó, quá trình thanh tra thuế được phép gia hạn thời hạn thanh tra. Thời gian gia hạn không được vượt quá 30 ngày (hoặc 45 ngày với vùng núi, biên giới, hải đảo,…). Thời hạn của quá trình thanh tra được tính bắt đầu từ ngày công bố quyết định thanh tra.

6 giai đoạn trong quy trình thanh tra thuế

Thành lập quyết định thanh tra thuế

Tùy theo đối tượng hay hình thức thanh tra có kế hoạch hoặc không có kế hoạch, CQT sẽ thành lập quyết định thanh tra. Quyết định thanh tra thuế phải được thể hiện bằng văn bản cụ thể và có dấu đỏ của cơ quan quản lý thuế có đủ thẩm quyền.

Gửi thông báo đến doanh nghiệp thanh tra thuế

Sau thời gian 3 ngày làm việc khi quyết định đã được thành lập, Trưởng đoàn thanh tra sẽ thông báo tới cá nhân, tổ chức cần thực hiện hoạt động thanh tra thuế. Hình thức thông báo có thể thực hiện qua: điện thoại, email, gửi văn bản trực tiếp. Nội dung của thông báo phải thể hiện đầy đủ thời gian, thành phần tham gia quá trình thanh tra thuế.

CQT gửi thông báo tới doanh nghiệp cần thanh tra thuế trước 15 ngày khi công bố quyết định

CQT-gui-thong-bao-toi-doanh-nghiep-can-thanh-tra-thue-truoc-15-ngay-khi-cong-bo-quyet-dinh

Công bố quyết định thanh tra thuế

Sau tối đa 15 ngày, Trưởng đoàn thanh tra sẽ phải công bố chính thức Quyết định thanh tra thuế với cá nhân hoặc người đại diện nộp thuế. Quyết định phải được công bố bằng văn bản có chữ ký xác nhận của Trưởng đoàn và đại diện pháp luật của bên nộp thuế với các nội dung bao gồm:

  • Các thành viên của Đoàn thanh tra.
  • Nhiệm vụ, quyền hạn và dự kiến kế hoạch làm việc của Đoàn thanh tra.
  • Thông tin, nội dung, báo cáo mà người nộp thuế cần cung cấp.
  • Thông báo thời gian làm việc cụ thể với từng đơn vị khi trong trường hợp quá trình thanh tra phát hiện vi phạm.

Tiến hành thanh tra thuế

Trong giai đoạn này, bên nộp thuế sẽ phải cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến thuế như: Sổ kế toán, chứng từ, báo cáo tài chính, dữ liệu điện tử (nếu sử dụng phần mềm kế toán),…

Sau đó, các thành viên của Đoàn thanh tra sẽ tiến hành xem xét, kiểm tra đối chiếu tài liệu của bên nộp thuế cung cấp với hồ sơ khai thuế được nộp tại CQT. Dựa trên nghiệp vụ thanh tra thuế, các thành viên của đoàn đối chiếu với quy định luật pháp về thuế để xác định việc chấp hành pháp luật của bên nộp thuế.

Cán bộ CQT đối chiếu các tài liệu với hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp

Can-bo-CQT-doi-chieu-cac-tai-lieu-voi-ho-so-khai-thue-cua-doanh-nghiep

Ra biên bản thanh tra

Trong suốt quá trình thanh tra thuế, Đoàn thanh tra phải thực hiện viết biên bản. Dựa trên biên bản làm việc này, các cán bộ thanh tra của CQT sẽ đưa ra kết luận cuối cùng của hoạt động thanh tra thuế của bên nộp thuế.

Đưa ra kết luận thanh tra

Các biên bản thanh tra có chữ ký xác nhận đồng thuận hay không đồng thuận của bên nộp thuế đều là cơ sở để cán bộ thanh tra đưa ra kết luận có sai phạm hay không có sai phẩm. Tùy theo mức độ sai phạm và quy định của pháp luật, bên nộp thuế sẽ bị xử phạt hoặc khởi kiện.

Doanh nghiệp cần làm gì cho quy trình thanh tra thuế?

Chuẩn bị trước khi thanh tra

Trước khi thực hiện hoạt động quy trình thanh tra thuế, CQT sẽ gửi thông báo tới doanh nghiệp trước tối thiểu 15 ngày. Trong thời gian này, việc doanh nghiệp cần thực hiện để đảm bảo có lợi nhất sẽ là:

  • Gửi thông báo tới các bộ phận có liên quan.
  • Rà soát kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ thuế đã khai.
  • Kiểm tra, chuẩn bị đầy đủ các giấy tớ pháp lý liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.
  • Thực hiện kê khai, điều chỉnh (nếu có) trước khi cán bộ của CQT tiến hành quy trình thanh tra.
  • Chuẩn bị đầy đủ các tài liệu liên quan, cần thiết cho quá trình.
  • Cân nhắc đến việc thuê chuyên gia tư vấn thuế.

Doanh nghiệp rà soát tài liệu thuế trước khi quy trình thanh tra thuế

Doanh-nghiep-ra-soat-tai-lieu-thue-truoc-khi-quy-trinh-thanh-tra-thue

Trong thời gian thanh tra

Trong suốt thời gian Đoàn thanh tra làm việc tại doanh nghiệp, nhân sự các bộ phận liên quan (đặc biệt là kế toán) cần cung cấp tài liệu được yêu cầu theo đúng quy định về thuế. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần lưu ý một vài điểm sau:

  • Chỉ định nhân viên kế toán dày dặn kinh nghiệm làm việc đoàn thanh tra.
  • Luôn bình tĩnh giải trình mọi vấn đề, giải quyết thông qua đối thoại và tránh đối đầu gay gắt.
  • Tham vấn giữa lãnh đạo, chuyên gia tư vấn, cán bộ Đoàn thanh tra để đưa ra giải pháp có lợi cho các bên.

Kết thúc thanh tra

  • Kiểm tra lại biên bản thanh tra một cách kỹ lưỡng.
  • Cân nhắc khi đưa ra ý kiến đồng thuận hay không đồng thuận trong tất cả biên bản thanh tra.
  • Hoàn tất các khoản thuế truy thu để tránh lãi phạt.
  • Lưu ý thời hạn nộp đơn khiếu nại trong thời hạn 90 ngày,…

Đối với các doanh nghiệp hay đặc biệt bộ phận kế toán, quy trình thanh tra thuế luôn là giai đoạn đầy áp lực. Hy vọng những thông tin liên quan đến hoạt động thanh tra thuế ở trên sẽ giúp ích cho bạn để có thể chuẩn bị tốt nhất cho những cuộc thanh tra có kế hoạch hay cuộc thanh tra bất ngờ.