
Khó khăn và thách thức khi lộ trình áp dụng báo cáo tài chính theo IFRS tại Việt Nam được thực hiện
Khó khăn và thách thức khi lộ trình áp dụng báo cáo tài chính theo IFRS tại Việt Nam được thực hiện
Trong thời gian gần đây, “báo cáo tài chính theo IFRS” không còn là thuật ngữ xa lạ đối với dân Kế toán – Tài chính. Bởi sau sự kiện ngày 1/03/2020, Bộ Tài chính đã phê duyệt và hé lộ thông tin về lộ trình áp dụng báo cáo tài chính theo IFRS tại Việt Nam. Theo dõi bài chia sẻ dưới đây để tìm hiểu chi tiết về lộ trình chuyển đổi đặc biệt này nhé!
Lộ trình áp dụng báo cáo tài chính theo IFRS tại Việt Nam
Căn cứ vào Quyết định số 345/QĐ-BTC phê duyệt “Đề án áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS tại Việt Nam” lộ trình áp dụng báo cáo tài chính theo IFRS tại Việt Nam được chia thành 3 giai đoạn như sau:
Lộ trình áp dụng báo cáo tài chính theo IFRS tại Việt Nam được chia thành 3 giai đoạn
Năm 2019 – 2021 – giai đoạn chuẩn bị
Giai đoạn này, Bộ Tài chính đã chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho lộ trình chuyển đổi, cụ thể như:
- Thực hiện công bố bản dịch IFRS thành bản tiếng Việt
- Chuẩn bị ban hành các văn bản hướng dẫn về việc sử dụng IFRS
- Thiết lập về cơ chế tài chính
- Huấn luyện đội ngũ nhân lực, đặc biệt về quy trình triển khai cho các doanh nghiệp
Năm 2022 – 2025 – giai đoạn tự nguyện
Bộ Tài chính sẽ lựa chọn một số doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện về nguồn lực và nhu cầu, cụ thể là:
- Các công ty mẹ của tập đoàn kinh tế Nhà nước sở hữu quy mô lớn và có các khoản vay được tài trợ bởi các định chế tài chính quốc tế
- Các công ty đại chúng có quy mô lớn là công ty mje chưa niêm yết
- Các công ty niêm yết
- Công ty mẹ khác có đủ nguồn lực tự nguyện áp dụng IFRS
- Đối với các doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài là công ty con thuộc công ty mẹ ở nước ngoài đáp ứng đủ yêu cầu cần thông báo cho Bộ Tài chính về nhu cầu tự nguyện áp dụng IFRS.
Sau năm 2025 – giai đoạn bắt buộc
Căn cứ vào nhu cầu, khả năng sẵn sàng và tình hình thực tế của mỗi doanh nghiệp mà Bộ Tài chính sẽ quy định về thời gian bắt buộc áp dụng cho từng doanh nghiệp cụ thể.
Từ sau năm 2025 là giai đoạn bắt buộc các doanh nghiệp tại Việt Nam áp dụng IFRS
Khó khăn và thách thức khi áp dụng IFRS tại các doanh nghiệp ở Việt Nam
Lộ trình áp dụng báo cáo tài chính theo IFRS tại Việt Nam là điều tất yếu trong bối cảnh toàn cầu hóa và nguồn vốn đầu tư luân chuyển giữa các quốc gia như hiện nay. Tuy nhiên, khi áp dụng IFRS tại Việt Nam đã gặp phải một số vấn đề.
Thị trường vốn và tài chính còn eo hẹp
Để sử dụng được nguyên tắc giá trị hợp lý của IFRS và ghi lại các giao dịch tài chính trong nền kinh tế, thị trường cần hoạt động cách mạnh mẽ và hiệu quả. Trong khi đó, thị trường tài chính và vốn của Việt Nam chưa đủ phát triển và đang gặp nhiều biến động trong quá trình chuyển đổi từ quá độ lên chủ nghĩa xã hội nên việc áp dụng IFRS còn gặp khá nhiều khó khăn.
Các doanh nghiệp không muốn công khai tình hình tài chính
Nhiều doanh nghiệp Việt thường có xu hướng không muốn công khai thông tin tài chính tránh ảnh hưởng đến giá trị chứng khoán, điều kiện được niêm yết trên thị trường chứng khoán và nhiều vấn đề khác. Tuy nhiên, khi áp dụng IFRS, các doanh nghiệp cần công khai và giải trình chính xác về tài chính để Bộ Tài chính hiểu rõ về tình hình thực tế trong lộ trình chuyển đổi.
Thiếu nhân sự am hiểu về IFRS
Hiện nay, nguồn lực nhân sự am hiểu về IFRS ở Việt Nam còn khá hiếm, chỉ là những nhân sự chuyển đổi từ VAS sang IFRS đang làm việc trong các công ty nước ngoài. Trong khi đó, các cơ sở đào tạo về IFRS thì còn khá hạn chế, chỉ có tại các trường đại học lớn về khối ngành Kinh tế.
Đội ngũ nhân sự tại các doanh nghiệp Việt chưa có sự am hiểu về IFRS
Ngôn ngữ khác biệt
Tiếng Anh là ngôn ngữ chung được soạn thảo đi kèm với lộ trình áp dụng báo cáo tài chính theo IFRS tại Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế nhân sự kế toán tài chính giỏi tiếng Anh tại Việt Nam khá ít dẫn đến việc khó khăn trong việc cập nhật thông tin, hiểu chính xác các thuật ngữ và chuẩn mực IFRS.
Văn bản quy phạm pháp luật còn có sự chồng chéo
Hiện nay, các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam về hoạt động tài chính còn có sự trùng lặp, chồng chéo lẫn nhau, cụ thể là 3 văn bản sau: cơ chế tài chính; chính sách thuế và các chuẩn mực báo cáo tài chính. Điều này dẫn đến việc không có sự nhất quán khi áp dụng, doanh nghiệp lo lắng không biết áp dụng văn bản nào, quy tắc nào trong các giao dịch có sự khác biệt giữa IFRS và các văn bản quy phạm pháp luật.
Có sự chồng chéo giữa các văn bản quy phạm pháp luật về công tác tài chính
Như vậy qua những thông tin chi tiết trên đây chúng ta đã hiểu rõ hơn về lộ trình áp dụng báo cáo tài chính theo IFRS tại Việt Nam và những thách thức còn tồn động khi bước vào giai đoạn chuyển đổi. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt cần trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng để giải quyết khó khăn và áp dụng IFRS cách hiệu quả nhất.